Tình trạng nhiều gia đình tổ chức tang lễ,ôikhông thôngcảmchohàngxómlấnchiếmđườngchung dựngrạphiếu hỷbàn trang điểm ngồi bệt đám cưới chặn đường, trưng dụng vỉa hè, lòng đường làm nơi dựng rạp nhiều ngày, không còn là chuyện hiếm gặp ở Việt Nam, kể cả ở những thành phố lớn. Nguyên nhân là do thói quen tổ chức và không ít gia đình có chỗ ở nhỏ hẹp, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, không có kinh phí để thuê địa điểm tổ chức. Trong khi đó, với tâm lý hàng xóm láng giềng, dĩ hòa vi quý, cộng thêm tính cả nể nên không phải ai chứng kiến cảnh này cũng sẵn sàng lên tiếng.
Với thái độ quyết không nhân nhượng, độc giả Đọcchia sẻ:"Tôi không thông cảm gì ở đây cả. Tôi cho rằng, phải bỏ bớt các tục lệ ma chay, cưới hỏi rình rang đi, thay bằng cách tổ chức cũng đơn giản hóa, đừng ỉ ôi kéo dài lê thê, lấn
chiếm, khóc lóc, cười nói lăn lộn nữa. Tôi thấy khá trào phúng khi ở nhiều vùng nước ta, người dân không khóc vì buồn, mà đến giờ 'mời cơm' người chết mới lăn ra vật vã, áng chừng không sống nổi. Diễn vậy cho ai coi? Có giả tạo quá không?
Bản chất việc lấn chiếm chính là tư duy thông cảm. Ai cũng kêu gọi thông cảm thì cuối cùng luật pháp không còn ý nghĩa nữa. Chúng ta phải thay đổi tư duy thì mới cải thiện được tình trạng này. Còn không tất cả biện pháp xử lý cũng chỉ là chống chế, chắp vá".
Đồng quan điểm, bạn đọc Nguyenphantrongkhoinhấn mạnh: "Các đám tiệc mà chiếm dụng lòng đường, vỉa hè thì tôi không bao giờ tham gia, vì tôi là người có ý thức và biết quý trọng mạng sống của mình. Tôi đánh giá thấp những ai ngồi trong những khung rạp như thế này mà thản nhiên ăn nhậu, la hét, cụng ly, làm ảnh hưởng rất lớn đến cộng đồng. Tôi lên án và phản đối thói quen tùy tiện lấn chiếm vỉa hè, lòng đường cho mục đích cá nhân".
Trong khi đó, với thái độ bớt gay gắt hơn, độc giả Lê Ảnhnhận định: "Đám tang thì nên thông cảm vì đó là chuyện đau buồn, gia chủ cũng không mong muốn. Nhưng đám cưới, sinh nhật, giỗ chạp... nên phạt thật nặng nên lấn chiếm lòng đường. Chuyện vui chơi, ăn mừng của anh thì anh tự bỏ tiền ra thuê chỗ tử tế, chứ không có quyền chiếm dụng lối đi chung như vậy, vừa gây ồn ào vừa cản trở lưu thông.
Việc này xảy ra khắp nơi nguyên nhân chính là do ý thức kém của người dân và lối suy nghĩ, lối sống có phần ích kỷ, chỉ nghĩ đến lợi ích bản thân. Nhiều người nói đến là họ nhảy dựng lên, bảo rằng không biết thông cảm cho hàng xóm. Ngoài ra, cơ quan chức năng địa phương cũng không quan tâm đến việc này, hiếm khi thấy họ xử lý, xử phạt việc lấn chiếm lòng đường để dựng rạp hiếu, hỷ".
>> Thuê vỉa hè 4 mét nhưng lấn chiếm thành 20 mét
Chỉ trích lối tư duy tùy tiện của nhiều gia đình Việt lấn chiếm lòng đường để phục vụ lợi ích cá nhân, bạn đọc MyloveisWinterbức xúc: "Vì kinh tế eo hẹp thì đừng tổ chức rầm rộ, chỉ cần vài ba người nhà thôi thì đâu cần dựng rạp lấn chiếm. Thế nhưng, nhiều người mượn cớ không thể tổ chức ở nhà hàng, khách sạn nên tổ chức ở nhà cho đỡ tốn tiền rồi thản nhiên dựng rạp rình rang.
Thiếu điều kiện thì bạn hoàn toàn có thể thuê quán ăn thông thường, chịu khó đi xa ra ngoại thành một chút. Còn đường là để đi lại và giữ an toàn cho mọi người. Cơ sở vật chất đường xá ở Việt Nam cũng chưa gọi là ổn, vậy mà còn phải nhường cho mấy người tổ chức hiếu, hỷ thì thật không thể hiểu nổi. Nghèo khó quá thì lên nhờ chính quyền cho mượn đất, tình làng nghĩa xóm thì nhờ nhà người khác. Ai cũng có đám cưới, cũng có tang ma, nhưng không thể vì cái ngày của mình mà ảnh hưởng cả xã hội được, đó là ích kỷ".
"Chính quyền địa phương còn xuề xòa, dễ dãi thì những người vô ý thức càng lấn tới, cộng thêm mức phạt cũng quá nhẹ. Ví dụ cụ thể nhất là mới đây một người bị phạt 2,5 triệu đồng vì dựng rạp cưới kéo dài dưới gầm cầu tuyến xe điện trên cao và lấn cả ra đường. Quan trọng là chính quyền đợi mọi việc xong rồi mới đến phạt và mức phạt quá nhẹ so với số tiền họ phải bỏ ra thuê sảnh tiệc cưới nên người ta vẫn sẽ làm. Chỉ đến lúc tai nạn liên hoàn xảy ra thì lại điệp khúc 'giá như...'", độc giả Dinhnhatanhkết lại.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.